An Quý là một xã nội đồng, cách trung tâm huyện 7 km. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 467,3
- Xã An Quý nằm phía đông nam huyện Quỳnh Phụ.
+ Phía Tây giáp xã An Ấp huyện Quỳnh Phụ,
+ Phía nam giáp xã An Lễ huyện Quỳnh Phụ,
+ Phía đông giáp xã giáp xã An Ninh huyện Quỳnh Phụ,
+ Phía bắc giáp xã giáp xã An Cầu huyện Quỳnh Phụ.
TÓM TẮT LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ
An Quý thân yêu của chúng ta là một xã thuần nông, trước cách mạng tháng 8 năm 1945. An Quý bao gồm 02 xã là xã Mai Trang (nhất xã, nhất thôn) và xã Lai ổn. (xã Lai ổn gồm xóm Sang, làng ón, làng Sài, Làng Mỹ, xóm Đồng ấu và làng Đồng Hưng). Thuộc tổng Tiên bá, huyện Quỳnh Côi. Tháng 3 năm 1946 các làng thuộc xã Lai ổn và xã Mai Trang sát nhập với nhau hình thành xã Minh Đức, đến đầu năm 1949 xã Minh Đức giải thể, các làng Mai Trang, Xóm Sang, Lai Ổn, Sài Mỹ và Đồng Hưng sát nhập với xã Minh Tân huyện Phụ Dực, thành liên xã Tân Tiến thuộc huyện Phụ Dực, riêng xóm Đồng ấu sát nhập với xã Nghĩa Hoà.
Năm 1956 cải cách ruộng đất xã Tân Tiến tách ra thành 3 xã An vũ, An Lễ và An Quý chúng ta ngày nay.
Về cư dân ở An Quý, đi đôi với việc khai hoang, trị thuỷ nhân dân còn lo lập ấp, dựng làng, phần lớn cư dân ở An Quý từ xa xưa đều bắt nguồn từ Quảng Bình, Thanh Hoá, ngược ra, từ Khoái Châu (Hưng Yên), Hải Dương sang và từ cao bằng cũng như các tỉnh Trung du xuống, lúc đầu dân cư sinh sống trên các gò đất, xung quanh là bùn lầy lau lác chưa cấy lúa được. Nguồn sống chính của họ là đánh bắt cá trên sông, đơm đón cá ở bến phần và chăn nuôi vịt. Do vậy việc hình thành các vùng dân cư trong xã không đều nhau và các tên đất, tên làng đều được gắn liền với quá trình khai hoang lập ấp.
Lai ổn một vùng đất cao nhất so với các làng trong xã. Vì vậy, ngay từ thời Bà Triệu (năm mậu thìn 248) đã có người họ Đỗ từ Khoái Châu Hưng Yên đến làm ăn sinh sống và lập ấp, lúc đầu dân cư sinh sống bằng nghề đơm đón cá ở bến Phần nên nhân dân đặt tên cho làng là làng “Đón”, sau đổi tên nôm gọi là “Ổn”. Càng về sau làm ăn càng khấm khá, yên ổn và càng có nhiều người tiếp tục đến ở nên gọi là Lai ổn, đến triều Nguyễn mới đổi thành Lai ổn.
Mai Trang theo sử sách và sắc phong tại đền thờ bà Uyển Dung công chúa ở xã Quỳnh Minh có ghi lại rằng “Thời nhà Trần có bà Nguyệt Hoa sau khi khai phần đất hoang và lập trang trại ở An Ký (Quỳnh Minh) bà đã cùng 4 người con của 4 dòng họ là Nguyễn Đình, Nguyễn Văn, Vũ Trung và Nguyễn Đức đi theo lạch nước về phía Đông Bắc để khai hoang lập ấp đi suốt đêm thuyền rồng của họ đã dừng lại ở gò đất cao (xóm Nam Sơn ngày nay) đến rạng sáng thấy nơi này có thể làm ăn và lập ấp xây dựng trang trại được họ đã dựng lều và sau đó tuyển thêm một số người khác lập thành ấp “mai trại” (tức là trại sớm mai) đến thời vua Lê - Chính Hoà đệ nhất (1680) đã phong sắc cho bà Nguyệt Hoa Công chúa vì có công khai hoang lập ấp thế kỷ thứ 13 thời Tây Sơn vua Quang Trung Nguyễn Huệ tích cực dùng chữ nôm trong việc học hành ghi chép sử sách, sáng tác thơ ca và viết các văn bản Nhà nước “Mai Trại”, Mang tên nôm là “Môi Trang” đến triều Nguyễn Phúc Ánh không dùng chữ nôm mà dùng chức hán nên tên làng lại được gọi là Mai Trang, cái tên đó được gọi cho đến ngày nay.
Để tránh súc phạm đến người có công đưa 4 họ (từ tính Gia Tiên) đến khai khẩn đất lập làng nhân dân Mai Trang cho đến ngày nay vẫn còn kiêng tên “Nguyệt” gọi tránh là “Ngoạt”.
Sài, Mỹ cũng là một vùng đất cao so với các nơi khác trong xã, do đó dân cư đến sinh cơ lập nghiệp ở đây cũng khá sớm, những người dòng họ Nguyễn Duy ở Cao Bằng là dòng họ đến đầu tiên ở thôn Sài, tên làng Sài chính là bắt nguồn từ tên cổ “Sài Thầy” sau đổi tên là “Sài Thôn”. Xóm Mỹ trước kia là Trang mỹ khu hay còn gọi là “Trại la mát” người đến đầu tiên là người họ “Trần” lúc đầu còn chung đình với Sài Thầy về sau số dân đông đúc thêm xóm, Mỹ lập đình riêng và thành một làng nhỏ trong xã.
Đồng ấu có một xóm có dân cư đến lập ấp muộn hơn Mai Trang, Lai ổn và Sài Mỹ, người đến đầu tiên là ông Cựu Đội, nghề chính là chăn vịt và thả ấu trên cánh đồng, ngày đầu khi mới đến ông đã dùng cần chăn vịt để đo đất, dùng cột đá chôn mốc ngâm, những đất của ông Cựu đội đã cắm mốc chủ yếu ở xa nơi ở, xung quanh đất ở không cấy lúa được mà chỉ để thả ấu. Vì vậy nhân dân đã gọi là xóm “Trại ấu” hoặc xóm “Đồng Ấu”, tên đó được lưu truyền đến ngày nay.

Xóm Sang là xóm được hình thành sau cùng của xã, ngày xưa nơi đây là cánh đồng, sau khi dân cư phát triển nhiều chỗ ở thiếu, một số người ở họ Đỗ từ Lai ổn đã chuyển đến dựng nhà xây đình, chùa riêng và lập thành xóm mới vì vây có tên xóm “Sang” hoặc xóm “Đồng Sang” là bắt nguồn từ “Trại Đồng Sang”, trại có người sang ở cánh đồng mà thành.
Như vậy thông qua các truyền thuyết, sử sách, các sắc phong, thần phả còn lưu giữ ở các đình, miếu thờ Thành Hoàng của các thôn, làng, xóm trong xã chứng tỏ An Quý là mảnh đất cổ xưa, dân cư khắp nơi đến làm ăn lập ấp và sinh sống bắt đầu bằng nghề chài lưới, đơm đón cá và chăn nuôi thuỷ cầm.
Qua nhiều thế hệ nhân dân trong xã đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh gian khổ với thiên nhiên để ổn định và phát triển sản xuất, đấu tranh với giặc ngoại xâm để góp phần bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh với giai cấp địa chủ phong kiến thống trị áp bức, bóc lột để dành quyền sống và góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Chính vì vậy đã hình thành nhiều truyền thống lịch sử lâu đời và tốt đẹp mà điển hình là truyền thống chống giặc ngoại xâm thời nhà Trần đất Long Hưng (Thái Bình) là nơi phát tích khởi đầu sự nghiệp đế vương của họ Trần. Sau đó đại bộ phận đất đai ở Thái Bình đều là căn cứ vững chắc của nhà Trần và là nơi cung cấp nhiều người, nhiều của trong 3 lần kháng chiến chống quân nguyên mông, cũng như sự nghiệp xây dựng đất nước, cùng với nhân dân Long Hưng, nhiều thanh niên An Quý ngày đó đã hăng hái tham gia vào các đội quân, Thiên Thuộc, Thiên Cương, Chương Thánh và Cung Thần của nhà Trần góp phần làm lên chiến thắng vang dội ở các chiến trường như Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phú), Xá Thị (Phạm Lỗ) và sông Bạch Đằng.
Đến thời Cần Vương (cuối thế kỷ 19) Nguyễn Quốc Khâm (tức Hiệp Khâm) (An Đồng) dấy binh theo lá cờ của Đô đốc Tạ Quang Hiện đặt dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Phạm Huy Quang tiến quân đánh Pháp. Thanh niên An Quý cũng có nhiều người tham gia, khi có “Hội Đàm Thiệu”, yêu nước ở An Ấp. Thanh niên An Quý cũng có một số người đi theo.
Đầu năm 1945 sau khi thất cử chức Lý trưởng trong làng, đồng chí Nguyễn Đình Đạc ở Mai Trang mới đi tìm hiểu phong trào Việt minh, đã được đồng chí Nguyễn Tiến Chinh tuyên truyền giác ngộ, tư tưởng cách mạng thông qua đó mà vào được với nhân dân trong xã. ngày 01/5/1945 thực hiện chủ trương của BCH Huyện bộ Việt minh, Việt minh các làng của xã An Vũ, An ấp tổ chức rải truyền đơn về “lời kêu gọi của đ/c Nguyễn ái Quốc” vào An Quý. Một số người ở thôn Sài như ông Tín,, ông Phung, ông Thoàn, ông Đồng, ông Thiệu… đã lên An Ký để tìm hiểu việt minh. Cuối tháng 7 năm 1945 việt minh huyện Quỳnh côi tổ chức trừng trị một số tên Đại Việt nguy hiểm như Đội Truyện, (Lục Sần), đặc biệt một số nhân dân ở Lai ổn đã tự động phối hợp với tự vệ An Ký (Quỳnh Minh) giết Ký Hưng một tên tay sai của nhóm Đại Việt thân Nhật trên đường 216 gần đống kén đã gây tiếng vang rất lớn cổ vũ cho quần chúng An Quý trong những đầu cách mạng tháng 8. Sau đó nhân dân thôn Sài đã tự phát giết chết tổng Song từ Đồng Sâm ra thu thóc tô với ý định lấy lại thóc chia cho dân trong lúc vỡ đê lụt nội và đốt văn tự để lấy lại ruộng đất mà nông dân đã cầm cố cho hắn.
Nhân dân An Quý muốn thoát khỏi cuộc sống lầm than cơ cực thì không còn con đường nào khác là con đường làm cách mạng, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho nhân dân An Quý tự thức tỉnh và tiếp thu được ánh sáng cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam một cách nhanh chóng vào những ngày chuẩn bị tổng khởi nghĩa.
Phong trào Việt minh lên cao cụ Vịnh, cụ Nhận ở xóm Mỹ đã chèo bè chuối lên gặp đồng chí Đặng Văn Vỹ (An ấp) để tìm hiểu và sau đó gặp đồng chí Phạm Đình Rụ (Ca Mỹ) xin gia nhập Việt Minh, cùng thời gian đó, Đ/c Nguyễn Mạnh Hồng ở Vọng Lỗ cùng chèo mảng đến An Quý gặp cụ Đỗ Tôn Khiển, đ/c đã tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và gây cơ sở cách mạng khi đoàn quân từ Quỳnh Côi rầm rập kéo về huyện Phụ Dực để cướp huyện vào ngày 19/8/1945. Cụ Khiển đã cùng một số người khác ở Lai Ổn và Sài Mỹ đã gia nhập đoàn quân khởi nghĩa.
Trước khí thế của lực lượng khởi nghĩa tri huyện Phan Thanh Diễn cùng các quan lại, lính tráng trong huyện đã đầu hàng tự nguyện nộp vũ khí và bàn giao chính quyền cho ta. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, không đổ máu. Sau cuộc tổng khởi nghĩa ở huyện thắng lợi các làng, các thôn trong xã, đều tổ chức mít tinh tuyên bố xoá bỏ chính quyền cũ thành lập uỷ ban cách mạng lâm thời tại các làng.
Thế là sau hàng ngàn năm chế độ quân chủ và gần một trăm năm chế độ thực dân phong kiến thống trị đã sụp đổ, cùng với nhân dân cả nước nhân dân trong xã từ một người nô lệ đã trở thành người dân độc lập, đã trả lại vị trí, phẩm giá con người tiếp tục làm chủ quê hương Đất nước xây dựng một xã hội mới bình đẳng ấm no hạnh phúc văn minh và tiến bộ.
Chính quyền là vấn đề cơ bản của cách mạng, chỉ sau 5 ngày sau khi đã tham gia tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện thắng lợi, các làng ở trong xã đã xây dựng được UBND cách mạng lâm thời để lãnh đạo điều hành nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, UBND cách mạng lâm thời ở Mai Trang do cụ Nguyễn Đình Đạc làm chủ tịch, cụ Lê Thị Tĩnh làm Phó chủ tịch, cụ Đỗ Tôn Khiển làm chủ tịch, cụ Nguyễn Hữu Phú làm Phó chủ tịch làng Lai ổn, ở Sài Mỹ cụ Nguyễn Tiến Phung làm Chủ tịch, cụ Phạm Văn Vịnh làm Phó Chủ tịch.
Tháng 3-1946 cử tri trong xã nô lức đi bầu cử HĐND xã, một chính quyền cách mạng chính thức của chế độ xã hội mới ra đời, đây là lần đầu tiên nhân dân An Quý được thực hiện quyền làm chủ của mình, cầm lá phiếu bầu đại biểu chân chính vào cơ quan dân chủ của xã, HĐND xã có 15 đại biểu đã họp tại Đình Sài, Lai ổn để bầu ra UBHC xã gồm 5 uỷ viên. Đ/c Nguyễn Đình Đạc được bầu làm Chủ tịch, đ/c Nguyễn Hữu Năm được bầu làm phó chủ tịch, các ban ngành đoàn thể cùng lần lượt ra đời như giao thông, thuỷ lợi, thông tin tuyên truyền, các đoàn thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, nông dân cứu quốc, nhi đồng cứu quốc… ở Lai ổn, Đồng ấu còn có Hội đồng công giáo cứu quốc.
Tháng 4 năm 1946 các đoàn thể này đã tham gia mặt trận việt minh lúc này bên cạnh UBND còn có UBMT việt minh gồm có các đại diện các đoàn thể quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng làm nhiệm vụ vận động nhân dân tham gia các nhiệm vụ kiến quốc và chuẩn bị kháng chiến để mở rộng mặt trận đoàn kết toàn dân tháng 5-1946 Trung ương Đảng quyết định thành lập mặt trận “Liên hợp quốc dân Việt Nam” gọi tắt là “Mặt trận liên việt” Mặt trận liên việt xã do cụ Nguyễn Bá Đản làm chủ tịch mặt trận đã vận động tập hợp thu hút đông đảo quần chúng tham gia giữ vững chính quyền cách mạng chống lại sự phá hoại của bọn phản động.
Như vậy chỉ sau vài tháng sau khi cải cách mạng tháng 8 thành công, các tầng lớp nhân dân trong xã đều tham gia mặt trận Việt minh rồi mặt trận liên việt minh biểu hiện sự giác ngộ cách mạng của nhân dân trong xã và là chỗ dựa vững chắc để Đảng, Chính phủ làm cuộc kháng chiến thắng lợi
Chính quyền và các tổ chức cách mạng non trẻ ra đời đã tiến hành tổ chức thực hiện một số mặt công tác khẩn cấp ở địa phương.
-Vận động cứu đói, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp giữ vững và cải thiện đời sống văn hoá cho nhân dân.
- Chống giặc dốt, giặc đói chống giặc lụt, chống giặc ngoại xâm.
- Đẩy mạnh phong trào trừng trị quốc dân Đảng, bảo vệ chính quyền và phong trào ủng hộ nam bộ kháng chiến.
- Vận động nhân dân ủng hộ kinh tế, tài chính cho đảng và chính phủ để thực hiện nhiệm vụ dựng nước và giữ nước.
* Về chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam:
Do đặc điểm riêng về mảnh đất con người An Quý. Từ tháng 11/1946 trở về trước toàn xã chưa có đảng viên. Việc lãnh đạo phong trào quần chúng do Huyện uỷ Quỳnh Côi và cán bộ Việt Minh thông qua UBND Cách mạng lâm thời, sau này là UBKC và UBMT Việt minh, rồi Mặt trận liên việt tổ chức chỉ đạo thực hiện.
Ngày 15/12/1946 được đ/c Phạm Đình Rụ (ở Ca Mỹ) và đ/c Nguyễn Tiến Chinh (ở An Ký) đã kết nạp đ/c Nguyễn Đình Đạc vào Đảng cộng sản việt nam tại chùa Mía và sinh hoạt tại chi bộ Hào lịch, như vậy đến cuối năm 1946 trước ngày toàn Quốc kháng chiến trong xã mới có một đảng viên đầu tiên là đ/c Nguyễn Đình Đạc. Đầu năm 1947 trở đi nhất là từ tháng 8/1947, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về việc “Tăng cường công tác phát triển đảng viên” công tác phát triển Đảng của Thái Bình nói chung, của huyện Quỳnh Côi và liên xã Minh Đức nói riêng mới được tiến hành mạnh mẽ, tháng 10/1947 chi bộ liên xã Minh Đức đựoc thành lập, chi bộ họp bầu ra Ban chi uỷ gồm 3 đ/c, đ/c Phạm Đình Rụ được bầu làm Bí thư chi bộ đầu tiên.
Ba thôn: Mai Trang, Sài Mỹ, Lai ổn có 14 đảng viên đựoc phân thành 3 chi bộ Đảng để sinh hoạt và lãnh đạo phong trào, phân chi bộ Đảng Mai Trang có 3 đảng viên do đ/c Nguyễn Đình Trung làm phân chi bộ trưởng.
Phân chi bộ Lai ổn có 4 đảng viên do đ/c Đỗ Tôn Viễm làm phân chi bộ trưởng.
Phân chi bộ Sài Mỹ có 7 đảng viên do đ/c Đào Văn Tín làm phân chi bộ trưởng.
Đầu tháng 4 năm 1949 liên xã Tân Tiến được thành lập chi bộ tân tiến ra đời có 249 đảng viên do đ/c Lê Quang Riệm ở Vọng Lỗ làm Bí thư Chi bộ lúc này các thôn ở trong xã đã có 48 đ/c Đảng viên vẫn sinh hoạt ở ba phân chi bộ.
- Phân chi bộ Mai Trang có 12 đ/c.
- Phân chi bộ Lai ổn có 16 đ/c.
- Phân chi bộ thôn Sài có 20 đ/c.
Cũng trong năm 1949 các đ/c đảng viên còn được chỉ định tham gia lực lượng du kích như đ/c Giang, đ/c Nghiễn, đ/c Viềng, đ/c Tạo, đ/c Xếp, đ/c Tiêm … các phân chi bộ trong xã còn bố trí đảng viên chưa bị lộ bí mật hoạt động tại địa phương khi đích đánh đến, mỗi đ/c đảng viên phải tìm một vài quần chúng trung kiên để khi có chiến tranh cùng hoạt động trong vùng có địch hậu.
Suốt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng bộ và nhân dân trong xã đã đóng góp nhiều công sức cho cách mạng, 36 thanh niên ưu tú của quê hương tham gia quân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu ở khắp các chiến trường, 15đ/c đã hy sinh anh dũng cho dân tộc, được suy tôn là liệt sỹ, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ và nhân dân trong xã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, 1đ/c được tặng huân chương kháng chiến hạng 3,16 đ/c được tặng huy chương các loại, 36 gia đình được tặng gia đình vẻ vang, 10 gia đình được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen với thành tích “có nhiều sức đóng góp cho cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc”
Ngày 20/7/1954 Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết, đánh dấu sự thất bại của thực dân Pháp trên đất nước ta, thắng lợi của 9 năm kháng chiến chống Pháp đã đưa cách mạng nước ta sang giai đoạn mới, Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, căn bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, bắt đầu chuyển sang cách mạng XHCN. Miền Nam còn bị đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai thống trị nhân dân Miền Nam còn phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
Trong 3 năm (1955-1957) Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta tiến hành 3 cuộc cách mạng lớn, phát động quần chúng đòi giảm tô, giảm tức (1955). Cải cách ruộng đất (1956), sửa chữa sai lầm, khuyết điểm trong cải cách ruộng đất (1957). Kết quả qua giảm tô và cải cách ruộng đất toàn xã đã quy 29 địa chủ, tịch thu 200 mẫu ruộng đất, 40 con trâu bò, 40 ngôi nhà chia cho 400 hộ nông dân không có ruộng hoặc thiếu ruộng cày cấy, tuy trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất còn phạm một số sai lầm khuyết điểm nhưng thắng lợi của cải cách ruộng đất là to lớn, chúng ta đã thực hiện được khẩu hiệu “người cày có ruộng” mọi người lao động đều thực sự làm chủ nông thôn.
Tiến hành cải tạo XHCN và phát triển nền kinh tế nông nghiệp (1958-1960). Trong ba năm cải tạo XHCN, Đảng bộ và nhân dân trong xã tiến hành xây dựng HTXNN, tháng 3/1959 từ 2 HTXNN đã làm thí điểm ở xóm Nam Sơn Mai Trang và Tây sơn Sài Mỹ với 52 hộ xã viên. đến năm 1960 công cuộc xây dưng HTXNN trong xã đã căn bản hoàn thành. Toàn xã có 11 HTXNN với 70% số hộ nông dân tham gia, qua 3 năm cải tạo XHCN và phát triển nông nghiệp, sản lượng tăng bình quân hàng năm 7-8%, đi đôi với thắng lợi về kinh tế các mặt văn hoá, giáo dục y tế… cũng được thực hiện tốt, nạn thất nghiệp và các bệnh xã hội do chế độ cũ để lại đã căn bản được giải quyết.
Bước vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền Đảng bộ và nhân dân trong xã vừa trú trọng tăng cường củng cố phong trào HTXNN vừa tích cực xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất. Năm 1961 sau cuộc vận động cải tiến quản lý HTX chúng ta xây dựng được 1 HTX theo quy mô thôn. đến năm 1965 chúng tư dã xây dựng được 3 HTX theo quy mô thôn , từ đây dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ sản xuất nông nghiệp trong xã đã bước đầu chú ý phát triển theo hướng toàn diện thâm canh tăng năng suất, hoàn thành kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.
Thời kỳ 1965-1975 mặc dù sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiên tai địch hoạ gây ra, nhưng với khẩu hiệu “tất cả vì Miền Nam ruột thịt, tất cả để đánh thắng giặc mỹ xâm lược, mỗi người làm việc bằng hai” để ủng hộ Miền Nam đã trở thành ý trí mục tiêu của Đảng bộ và nhân dân trong xã.
Năm 1967 năm đầu tiên toàn xã đạt 5 tấn thóc/ 1ha góp phần vào thành tích chung của Phụ Dực, huyện đạt 5 tấn thóc đầu tiên của Miền Bắc, đồng thời với sự phát triển kinh tế nhân dân trong xã còn luôn luôn làm tròn nghĩa vụ hậu phương với tiền tuyến. Chi viện tối đa sức mạnh sức người sức của cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước với khẩu hiệu “thóc thừa cân, quân vượt mức”, hàng năm lớp lớp thanh niên trong xã đã kế tiếp nhau đi bộ đội vào Nam đánh Mỹ. Trong 15 năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1960-1975) toàn xã đã có 475 thanh niên lên đường tòng quân, 129 thanh niên xung phong, hơn 300 cán bộ công nhân đã bổ sung vào các ngành, các đơn vị công trường, xí nghiệp, nhà máy. Nhiều năm liên tục đảm bảo chỉ tiêu giao quân, có năm vượt tới 12 người. Nhiều gia đình có một con trai duy nhất cũng vui vẻ lên đường, nhiều thanh niên chưa đến tuổi cũng tình nguyện viết đơn gia nhập quân đội, nhiều người thấp bé nhẹ cân không đủ thể lực đã phải dấu mang thêm đá trong người để được đi bộ đội. Nhiều gia đình có 1-4 con, có gia đình cả hai thế hệ cả cha con cùng chung một chiến hào đánh Mỹ. Trải qua bom đạn khói lửa ác liệt cùng bao thanh niên vất vả trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, những người con An Quý đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhiều người trở thành sỹ quan, cán bộ trung cao cấp trong quân đội. Tiêu biểu cho sự hy sinh cao cả vì nền độc lập của dân tộc là 77 người con của An Quý đã vĩnh viễn không trở về quê hương, 39 người đã đóng góp một phần xương máu của mình cho thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Là một xã nằm ở vùng đát chua trũng, sản lượng lúa hàng năm còn thấp và không ổn đinh, luôn bị thiên tai địch hoạ, nhưng cán bộ và nhân dân xã An Quý vẫn hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ đối với Nhà nước, đóng góp hàng trăm tấn lương thực, hàng chục tấn thực phẩm, đỉnh cao là năm 1967 đã góp cho Nhà nước là 470 tấn thóc, 27 tấn thực phẩm, làm chòn nghĩa vụ hậu phương trong những năm tháng đánh Mỹ.
Kết thúc cuộc khánh chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ và nhân dân trong xã đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhì. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thái Bình tặng cờ 10 năm liền hoàn thành tốt công tác quân sự điaj phương (1965-1975).
3 bà mẹ được phong tặng mẹ Việt Nam anh hùng, 360 gia đình được tặng bằng “gia đình vẻ vang” 130 gia đình được tặng “bảng vàng danh dự”, 5 gia đình được nhà nước tặng huân chương độc lập, 15 cá nhân được tặng huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất, 54 người được tặng huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhì, 170 người được tặng thưởng huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng ba, 82 người được thưởng huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất, 108 người được thưởng huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhì.
*Về công tác tổ chức của Đảng, chính quyền trong xã, từ khi được tách ra khỏi liên xã Tân Tiến cho đến nay không ngừng củng cố ổn định và phát triển, sau giảm tô xã Tân Tiến được chia thành 3 xã đó là An Quý, An Lễ và An Vũ, về tổ chức Đảng lúc đó An Quý có 3 tổ Đảng gồm 11 đ/c đảng viên, tháng 5/1946 theo quyết định của Huyện uỷ Phụ Dực An Quý được thành lập chi bộ Đảng, đây là chi bộ Đảng đầu tiên của xã nhà, cũng theo quyết định của Huyện uỷ chỉ định đ/c Nguyễn Bá Sinh làm Bí thư chi bộ.
- Từ năm 1957 -1959 đ/c Nguyễn Đình Đạc được bầu làm Bí thư chi bộ, đ/c Phạm Văn Vịnh được bầu làm Chủ tịch UBND xã.
- Từ 1959-1963 đ/c Phạm Văn Biên được bầu làm Bí thư chi bộ, đ/c Đào Văn Thưởng được bầu làm Chủ tịch UBND xã, Đ/c Nguyễn Viết Vần được bầu làm trưởng công an xã.
- Tháng 10/1963 theo quyết định của BTV Huyện uỷ tổ chức từ chi bộ xã lên Đảng bộ xã, đ/c Phạm Văn Biên được bầu làm Bí thư Đảng bộ, đ/c Nguyễn Đình Thự làm phó Bí thư, đ/c Nguyễn Văn Rần, sau là đ/c Vũ Hữu Giang làm Chủ tịch UBND xã, đ/c Nguyễn Viết Vần làm Phó chủ tịch UBND xã.
- Từ năm 1965-1966 đ/c Nguyễn Bá Sinh được bầu làm Bí thư Đảng uỷ, đ/c Nguyễn Minh Thự làm Phó bí thư, đ/c Nguyễn Văn Rần làm chủ tịch UBND xã, đ/c Nguyễn Viết Vần làm Phó chủ tịch UBND xã.
- Giai đoạn từ 1966-1969: đ/c Nguyễn Văn Rần làm Bí thư Đảng uỷ, đ/c Nguyễn Đình Thự và sau đó là đ/c Đỗ Thị Đạm làm phó Bí thư Đảng uỷ, đ/c Phạm Văn Chiều làm chủ tịch UBND xã, đ/c Nguyễn Viết Vần Phó chủ tịch UBND xã, đ/c Nguyễn Đình Nghiễn làm xã đội trưởng.
- Giai đoạn từ 1975-1985 đ/c Nguyễn Đình Hớn làm Bí thư Đảng uỷ, các đ/c Nguyễn Xuân Hiền, Đỗ Trọng Bình lần lượt làm phó Bí thư Đảng uỷ, đ/c Phạm Văn Chiều làm chủ tịch UBND xã, các đ/c Nguyễn Văn Mỗi, Vũ hữu Phớn lần lượt làm phó Chủ tịch UBND xã.
- Giai đoạn từ 1985-1994: đ/c Nguyễn Xuân Hiền làm Bí thư Đảng uỷ, đ/c Đỗ Trọng Bình làm phó Bí thư Đảng uỷ, đ/c Phạm Văn Chiều và sau đó là đ/c Đỗ Quang Thưởng làm Chủ tịch UBND xã, đ/c Tô Minh Chuân làm Phó chủ tịch UBND xã.
- Giai đoạn từ 1994-2010 đ/c Đỗ Trọng Bình được bầu làm Bí thư Đảng uỷ, các đ/c nguyễn Đình Sính, Đỗ Quang Thưởng, Nguyễn Xuân The và nay là đ/c Đỗ Tiến côn Lần lượt làm phó Bí thư Đảng uỷ, đ/c đ/c Đỗ Quang Thưởng làm chủ tịch UBND xã, sau đó là đ/c Nguyễn Đình Sính được bầu giữ chức Chủ tịch UBND xã. Đến năm 2002 đ/c Nguyễn Xuân The được bầu giữ chức Chủ tịch UBND xã đến tháng 7 năm 2010, Đại hội Đảng bộ xã lần thứ 26 đ/c được bầu làm Bí thư Đảng uỷ, đ/c Nguyễn Viết Minh được HĐND xã bầu làm Chủ tịch UBND xã, đ/c Nguyễn Đình Dương được bầu phó Chủ tịch UBND xã